Công tác dạy và học trong hệ thống trường trung học nội trú kháng chiến ở nam bộ thời kỳ 1945-1954

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Quyết Lưu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434324

 Thời kỳ 1945-1954, ngoài việc lãnh đạo nhân dân Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược
  Đảng và Nhà nước nói chung, Xứ uỷ, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ nói riêng luôn quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ, có năng lực phục vụ và đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế củacách mạng, từ năm 1948 một hệ thống trường trung học nội trú kháng chiến đã được hình thành ở các tỉnh Nam Bộ theo hình thức nội trú và tự quản
  nội dung chương trình dạy và học thiết thực, ngắn gọn, ``học đi đôi với hành'', giáo dục phục vụ kháng chiến. Trong hoàn cảnh gian khó của chiến tranh, những người làm công tác giáo dục ở Nam Bộ đã vượt qua những thiếu thốn về nhânlực và vật lực, kể cả những công việc chưa từng có tiền lệ để xây dựng, vận hành nền giáo dục cách mạng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Những kết quả và bài học kinh nghiệm của quá trình dạy và học trong hệ thống trường trung học nội trú kháng chiến ở Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có thể được coi là một ``mô hình giáo dục kháng chiến đặc biệt'', mà ở đó sức sống và sự lan toả của nó không chỉ đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
  mà tính nhân văn, tinh thần lạc quan, sự tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo trong dạy và học đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho công tác giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH