STUDY ON APPLYING ADVANCED OXYDATION PROCESS FOR REMOVING COLOR OF NAM SON LANDFILL LEACHATE AFTER ELECTRO-COAGULATION PRETREATMENT

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Khải Lê, Thanh Sơn Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434327

Nước rỉ rác là loại nước thải có độ bền cao, khó xử lý nhất vì nồng độ chất ô nhiễm thường rất cao và không ổn định, trong đó đáng chú ý là độ màu. Sau quá trình tiền xử lý bằng keo tụ điện hóa, hơn 84,6% độ màu đã được loại bỏ khỏi nước rỉ rác bãi rác Nam Sơn, tuy nhiên giá trị đầu ra của độ màu vẫn vượt quá QCVN 40 2011 / BTNMT, cột B nhiều lần. Các chất gây ra độ màu còn lại trong NRR thường là những chất hữu cơ bền vững, không thể xử lý được bằng quá trình keo tụ điện hóa. Vì vậy, một trong những quá trình oxy hóa tiên tiến làfenton điện hóa đã được nghiên cứu để tiếp tục xử lý nước rỉ rác bãi rác Nam Sơn sau khi đã được tiền xử lý bằng keo tụ điện hóa. Quá trình sinh ra gốc tự do hydroxyl trong phản ứng fenton điện hóa phụ thuộc vào pH, nồng độ xúc tác Fe2+ và cường độ dòng điện. Ở điều kiện tối ưu pH = 3, nồng độ Fe2+ 0,1mM, cường độ dòng điện 1A, sau 60 phút xử lý NRR của bãi rác Nam Sơn bằng hệ fenton điện hóa sử dụng vải cacbon và Platin làm điện cực, 98,55% độ màu đã bị xử lý, độ màu còn lại là 102 Pt-Co, đạt đến QCVN 40 2011 / BTNMT, cột B. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng fenton điện hóa hứa hẹn là một phương pháp tiềm năng trong thực tế để xử lý thứ cấp độ màu của nước rỉ rác bãi rác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH