Ống dẫn lưu qua hậu môn trong phẫu thuật ung thư trực tràng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Quốc Thắng Đặng, Tuấn Hưng Nguyễn, Hùng Cường Phạm, Quang Hùng Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 189-198

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434339

 Hồi cứu mô tả trên 192 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng nối ngay với miệng nốithấp (dưới túi cùng Douglas) trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 đến thàng 05/2021. Kết quả RMN xảy ra ở 16 bệnh nhân. Dựa trên sự phân nhóm ODLQHM, RMN xảy ra 4,7% (5/107) trong nhóm có ODLQHM, trong khi nó xảy ra ở 12,9% (11/85) nhóm không có ống (p = 0,039). Thời gian nằm viện trung bình của nhóm có ODLQHM ngắn hơn nhóm không có ống 7,33 ngày so với 7,55 ngày (p = 0,032). Các yếu tố nguy cơ RMN xác định được trong nghiên cứu gồm thời gian phẫu thuật trên 2 giờ (OR = 24,3
  KTC 95% 3,9 - 149,7
  p <
  0,001), truyền máu chu phẫu (OR = 39,5
  KTC 95% 3 - 520,6
  p = 0,005), ODLQHM được xác định là yếu tố bảo vệ miệng nối (OR = 0,202
  KTC 95% 0,048 - 0,856
  p = 0,03). Kết luận Đặt ODLQHM là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa RMN sau phẫu thuật cắt trước đồng thời giúp rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH