Đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư Hà Nội

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Nương Bùi, Ngọc Mai Trần, Quỳnh Trang Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Các khoa học Trái đất và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023

Mô tả vật lý: 62-82

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434394

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong thói quen sử dụng nước sinh hoạt (NSH) của người dân thủ đô nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu lây nhiễm COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Kết quả phân tích 206 mẫu phiếu điều tra được thực hiện trong giai đoạn tháng 4/2022 cho thấy những thay đổi chính trong thói quen sử dụng NSH của người dân Hà Nội tập trung vào các hành vi chính rửa tay, tắm/vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, súc họng, giặt giũ. Trong thời kỳ đại dịch, 76,7% người dân được hỏi đã có thói quen rửa tay 30 s theo khuyến cáo của Bộ Y tế, số lần rửa tay trong ngày tăng 5-7 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát. Tỉ lệ vệ sinh nhà ở bằng chất tẩy rửa chuyên dụng tăng 33,01% so với trước dịch, bên cạnh đó tần suất lau nhà của người dân cũng tăng lên trung bình 3,5 lần/tuần so với trước khi có dịch bệnh. Khoảng 74,6% số người dân được hỏi đã thay đổi thói quen súc họng bằng nước muối. Tần suất giặt quần áo trung bình cũng có sự thay đổi lớn từ 2,43 lần/tuần lên 4,61 lần/tuần. Tổng ước lượng lượng nước trung bình một người sử dụng tăng 1,41% so với trước dịch. Do đó tính trên tổng số dân toàn thành phố Hà Nội, lượng NSH gia tăng 471,457 m3/ngày đêm so với trước dịch. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy ở hầu hết các thói quen sử dụng nước có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng người dân ở căn hộ chung cư và nhà đất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH