Mức độ tăng IL6 có thể được coi là yếu tố dự báo về các tổn thương của khớp ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 21 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp gối giai đoạn 1,2 theo tiêu chuẩn ACR1991 tại khoa cơ xương khớp, bệnh viện E và 20 bệnh nhân khỏe mạnh có tương đồng về tuổi, giới. Các thông tin nghiên cứu được thu thập bao gồm lâm sàng (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), cận lâm sàng (Protein C phản ứng - CRP, IL-6) và đặc điểm XQ khớp gối. Kết quả nghiên cứu Tuổi trung bình, giới tính, thời gian mắc bệnh tương tự nhau giữa hai nhóm nghiên cứu trong đó tuổi trung của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng tương ứng là 60,1 ± 10,8 và 61,9 ± 10,7 (p >
0,05). Nồng độ IL 6 ở tăng lên có ý nghĩa thống kê ở nhóm nghiên cứu (10,8±8,4) so với nhóm chứng (0,5±0,3) (p >
0,05), trong khi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối với chỉ số CRP (4,5±3,8 so với 3,5±0,9). Nồng độ IL6 cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có tổn thương gai xương với nhóm không có tổn thương gai xương (14,5 ± 8,4 so với 4,4 ± 4,1) với p <
0,05 trong khi nồng độ CRP khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữahai nhóm. Nồng độ IL6 cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có tổn thương đặc xương dưới sụn so với nhóm không có tổn thương đặc xương dưới sụn với p <
0,05 (12,0 ± 9,5 so với 5,8 ± 4,1) và nồng độ CRP khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Tóm lại, nghiên cứu cho thấy tăng mức IL-6 trong tuần hoàn có liên quan đến tiến triển thoái hóa khớp gối nguyên phát. Vì thế, IL-6 là chỉ dấu sinh học tiềm năng của chẩn đoán giai đoạn sơm của thoái hóa khớp.