Xác định tỷ lệ thiếu hụt cortisol ở bệnh nhân SNK, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân SNK có thiếu hụt cortisol, và mối liên quan giữa thiếu hụt cortisol và kết cục ở bệnh nhân SNK. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả, tiến cứu. 98 bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn Sepsis 3, nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2020. Kết quả 65,3% bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, 54,6% là nữ giới, 2 bệnh đồng mắc thường gặp nhất là bệnh tim mạch và đái tháo đường với tỷ lệ lần lượt là 58,2% và 45,0%. Ngõ vào nhiễm khuẩn thường gặp nhất là đường hô hấp với tỷ lệ 66,3%. Điểm SOFA trung bình tại thời điểm chẩn đoán SNK là 11,0 ± 3,0. 13,3% bệnh nhân SNK thỏa tiêu chuẩn CIRCI. Bệnh nhân SNK cókết cục tử vong có nồng độ nồng độ cortisol máu trung bình là 35,1 ± 18,8 (mcg/dl), cao hơn so với 20,5 ± 14,5 (mcg/dl) bệnh nhân SNK có kết cục ổn định, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Ở bệnh nhân SNK có CIRCI, điểm GCS trung bình là 12,8 ± 3,6, cao hơn so với 10,0 ± 7,7 ở bệnh nhân SNK không CIRCI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,039). Triệu chứng buồn nôn ở bệnh nhân SNK có CIRCI là 38,5%, so với 4,7% bệnh nhân SNK không CIRCI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p là 0,001. Bệnh nhân SNK có CIRCI, giá trị đường huyết trung bình là 114,8 ± 58,1 (mg/dl) cao hơn nhóm không CIRCI là 220,5 ± 161,8 (mg/dl), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Tỷ lệ tử vong bệnh nhân SNK có CIRCI là 53,9%, so với 80% bệnh nhân SNK không CIRCI, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,072. Kết luận Đối với bệnh nhân SNK nên định lượng cortisol máu để đánh giá chức năng tuyến thượng thận, đặc biệt là ở những bệnh nhân SNK có triệu chứng nôn và buồn nôn, hạ đường huyết, vị trí nhiễm khuẩn ban đầu là da và mô mềm