Hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn hòa tan silic lên sinh trưởng và năng suất lúa một bụi đỏ trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khởi Nghĩa Nguyễn, Võ Hải Đường Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 47-57

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434530

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của năm dòng vi khuẩn hòa tan silic (Si) lên sinh trưởng và năng suất lúa Một Bụi Đỏ trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa-tôm ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại và 15 nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức được chủng vi khuẩn có hàm lượng Si hòa tan trong đất, hàm lượng Si trong thân, hàm lượng chlorophyll trong lá lúa, độ cứng lóng thân và năng suất lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không chủng vi khuẩn. Ngoài ra, nghiệm thức được chủng với hỗn hợp năm dòng vi khuẩn hoặc dòng vi khuẩn RTTV_12 kết hợp bón 100%NPK và 100 kg CaSiO3.ha-1 giúp gia tăng năng suất lúa cao nhất đạt lần lượt 5,66 và 5,35 tấn.ha-1, trong khi đó nghiệm thức đối chứng dương bón 100%NPK theo khuyến cáo và nghiệm thức bón 75% hoặc 100%NPK theo khuyến cáo kết hợp 100 kg CaSiO3.ha-1 chỉ đạt lần lượt là 4,79, 4,82 và 5,04 tấn.ha-1. Như vậy, năm dòng vi khuẩn hòa tan Si này có tiềm năng trong việc sản xuất chế phẩm vi sinh giúp gia tăng sinh trưởng và năng suất lúa khi canh tác trên nền đất nhiễm mặn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH