Tổng quan về viêm mũi xoang mạn tính ở người cao tuổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mai Bùi, Thị Ngọc Ngô, Thị Bích Nguyễn, Thị Huyền Trang Nguyễn, Thị Thái Chung Nguyễn, Văn Khang Nguyễn, Thị Bích Đào Phạm, Văn Tâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 226-230

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434540

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) ở những người cao tuổi thường khó điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài và bệnh hay tái phát vì hay có các bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, viêm phế quản mạn, COPD, suy giảm hệ thống miễn dịch... với nguy cơ biến chứng từ những đợt viêm cấp cao hơn. Điều trị VMXMT ở người cao tuổi có nhiều quan điểm nhất là về các quan điểm sử dụng thuốc có chứa corticoid và kháng sinh kéo dài. Để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị VMXMT ở người cao tuổi, giúp bác sĩ tai mũi họng cân nhắc, đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nhóm người cao tuổi bị viêm mũi xoang mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan về bệnh lý VMXMT ở người cao tuổi. Kết quả 36 bài báo đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Điều trị nội khoa kéo dài với kháng sinh liều thấp, an toàn cho thận được ưu tiên sử dụng. Tuổi đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh, triệu chứng, mức độ nặng và kết quả điều trị VMXMT. Một số yếu tố liên quan Hệ vi khuẩn mũi xoang ở bệnh nhân trên 65 tuổi đã được phẫu thuật nội soi xoang khác biệt. Nhóm người bệnh trên 65 tuổi thường do Proteus spp. và Pseudomonas aeruginosa. Bệnh kèm hen phế quản, hay do S. aureus, Escherichia coli và Citrobacter spp.Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng ở đối tượng người cao tuổi vẫn nên thực hiện khi có chỉ định. Không có sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ (p = 0,89), tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ tăng hơn ở nhóm cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng ở bệnh nhân cao tuổi khi phẫu thuật nội soi mũi xoang là các bệnh đi kèm chưa được kiểm soát, đặc biệt là đái tháo đường và bệnh thiếu máu cơ tim. SNOT-20 đã cải thiện 64% điểm số triệu chứng sau 3 tháng, cải thiện 73% sau 6 tháng và cải thiện 75% sau 12 tháng, rất ít biến chứng trong phẫu thuật. QoL cải thiện đáng kể sau khi điều trị phẫu thuật (p = 0,001), và có đáp ứng thành công với điều trị tương tự nhóm trẻ tuổi (p = 0,74). Về khả năng tái phát, trong phân tích đa biến không có sự khác biệt giữa nhóm cao tuổi và nhóm trẻ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH