Miếu và hội quán của người Hoa trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Hội An (Quảng Nam) xưa và nay

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vĩnh Hợp Đào, Thị Ánh Tuyết1 Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434558

Hội An (Quảng Nam) là vùng đất được hưởng nhiều ưu đãi từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, kết tinh qua nhiều thời đại. Cùng với sự phát triển phồn thịnh của đô thị - thương cảng Hội An trong các thế kỷ XVII - XVIII, Hoa thương đã có mặt, định cư tại đây. Bấy giờ, người Hoa Hội An đã tổ chức thành 5 bang Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Gia Ứng. Mỗi bang đã xây dựng nên các cơ sở cộng đồng như trường học, bệnh viện, ngân hàng, chùa, nghĩa trang,... và đặc biệt hơn cả là các miếu, hội quán. Tại Hội An hiện nay còn tồn tại miếu Quan Công (số 24 đường Trần Phú, phường Minh An) và năm hội quán của người Hoa. Bốnhội quán riêng của bốn bang gồm hội quán Phúc Kiến (số 46, đường Trần Phú), hội quán Triều Châu (số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu, phường Sơn Phong), hội quán Quỳnh Phủ (số 10 đường Trần Phú, phường Minh An) và hội quán Quảng Triệu (số 176 đường Trần Phú, phường Minh An). Hội quán Trung Hoa (số 64 đường Trần Phú, phường Minh An) là hội quán chung của năm bang. Riêng bang Gia ứng không có hội quán nên sinh hoạt tại hội quán Trung Hoa. Vai trò của miếu, hội quán Hoa được tạo lập trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và tại Hội An nói riêng đối với đời sốngcộng đồng được thể hiện trên nhiều phương diện đời sống văn hóa, tín ngươñg, hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội. Bài viết nghiên cứu tổng luận về vai trò của các miếu, hội quán Hoa ở Hội An (Quảng Nam) đối với đời sống cư dân địa phương trên phương diện văn hóa, tín ngưỡng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH