Nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định, một số đặc điểm cấu trúc và tinh chất thể nền của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng hỗn giao trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được đánh giá trên cơ sở xác định chiều cao, đường kính thân cày, mật độ cây và phàn tích 54 mẫu đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng trang, rừng bần chua và rừng hỗn giao có mật độ lần lượt là 8.533 ± 1.300 cây/ha, 1.600 ± 346 cây/ha và 7.733 ± 550 cảy/ha
đường kính thân lần lượt là 6,7 ± 1,1 cm, 23,5 ste 1,7 cm và 9,3 ± 6,1 cm
chiều cao cây lần lượt là 3,2 ± 0,6 m, 11,8 ± 1,1 m và 5,3 ± 0,9 m. Giữa các kiểu rừng trồng (thuần loài trang, bần chua và rừng hỗn giao), không có sự khác nhau đáng kể giữa các đặc điểm vật lý như Eh, pH hay thành phần cơ giới của đất. Trong đó Eh của đất ở cả 3 kiểu rừng nghiên cứu dao động trong khoảng -108,2 đến - 97,5 mV, pH trong khoảng 6,9 đến 7,1. Tỷ lệ các cấp hạt cát, limon và sét cũng ít thay đổi ờ các kiểu rừng khác nhau. Hàm lượng mùn trong đất dao động trong khoảng 0,98 đến 1,13% và hàm lượng kali giao động trong khoảng 573,1 - 676,0 mg/kg. Hàm lượng nitơ dễ tiêu và photpho dễ tiêu ở rừng trang lần lượt là 12,1 ± 5,9 mg/100 g và 91,2 ± 38,7 mg/kg cao hơn đáng kể so với rừng bần chua (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 5,4 ± 2,0 mg/100 g và 53,7 ± 13,9 mg/kg) và rừng hỗn giao (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 4,4 + 2,7 mg/100 g và 45,7 ± 13,4 mg/kg). Trong khi đó hàm lượng Fe cao nhất ở rừng hỗn giao (2.339,1 ± 1.612,7 mg/kg, sau đó là ở rừng bần chua (1.670,8 ± 1.089 mg/kg) và thấp nhất ở rừng trang (936,1 ± 443,1 mg/kg).