Ảnh hưởng của sự bổ sung hydroxyapatite đến các tính chất của xi măng glass ionomer

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Minh Đỗ, Ngọc Minh Huỳnh, Thị Hồng Hoa Huỳnh, Trần Thiên An Lưu, Thị Cẩm Nhung Nguyễn, Vũ Uyên Nhi Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học & công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 59 - 65

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434563

Xi măng glass ionomer (glass ionomer cement - GIC) là một trong những loại xi măng nha khoa lý tưởng, vì via dùng đè trám bít, bảo vệ vị trí sâu răng, vừa có tác dụng ngăn ngừa sâu răng tái phát, nhưng có nhược điểm là độ bên cơ không cao. Hydroxyapatite (HA) có tính sinh hoc tốt, đồng thời có thể cải thiện đặc tính cơ học của vật liệu khi bổ sung với hàm lượng thích hợp. Bài báo này trình bày sự ảnh hưởng của việc bổ sung bột HA với 5%, 10%, 15% khối lượng vào thành phần bột thủy tinh đến độ bền nén của vật liệu GIC khi ngâm trong 3 môi trưong nước khử ion (DW), nước bọt nhân tạo (AS), dung dịch gia thế người (SBF) và các tính chất khác. Kết quả cho thấy khi bổ sung HA, thời gian làm việc, thời gian đóng rắn của vữa xi măng kéo dài hơn, độ đục của GIC đóng răn tăng. Sự thay đổi độ bên nén theo thời gian ngâm trong 3 môi trường của moi mẫu GIC tuong tự nhau, nhưng độ bên nên của mẫu ngâm trong SBF cao hơn trong DW và AS. Hàm lượng HA bổ sung 10% và 15% làm độ bên nén giam so với mẫu đối chứng B. Với mẫu GIC HA05, sự bổ sung với lượng phù hợp 5% HA đã cải thiện độ bền nén mẫu GIC B và nhất là crong do 28 ngày. Ảnh SEM và kết quả EDX cho thấy mẫu GIC HA05 đóng rắn có cấu trúc đặc chắc hơn và sự xuất hiện tinh thể đặc truwng dạng bông xốp của HA cùng với tỷ lệ Ca/P 1,68 trên bề mặt mẫu được ngâm trong dung dịch SBF. Những kết quả này thể hiện vai trò của HA trong việc cải thiện độ bền nén và hoạt tinh sinh học của vật liệu GIC.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH