Từ nhà văn nữ trong Căn phòng riêng đến độc giả nữ trong Người đọc: những tiếng nói nữ quyền

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Quyền Cương Thạch

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1056-1065

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434614

Virginia Woolf (1882-1941) là một trong những nhà văn, nhà hoạt động nữ quyền tiên phong của làn sóng nữ quyền đầu tiên. Tác phẩm Căn phòng riêng (1929) của bà đã đề cập đến sự bất bình đẳng của phụ nữ thời bấy giờ và chứa đựng những diễn ngôn về nữ quyền, về sáng tác, về tư duy đấu tranh cho bình đẳng giới. Với Virginia Woolf, một nhà văn tự do là người phải có căn phòng riêng để sáng tác và được bồi dưỡng năng lực thông qua giáo dục. Mặc dù có sự cách biệt về thế hệ với Virginia Woolf, Bernhard Schlink đã tiếp tục khơi dậy những vấn đề nữ quyền thông qua góc nhìn của độc giả nữ trong tác phẩm Người đọc (1995). Tác phẩm cho thấy được quan điểm của Schlink về độc giả tự do là người có quyền bình đẳng trong việc thưởng thức những sáng tác văn học. Như một sự tiếp nối quan điểm của Virginia Woolf, Schlink cho rằng phụ nữ cũng như những độc giả khác, muốn được trở thành độc giả tự do, trước hết, cần được giáo dục, được xóa mù chữ và bồi dưỡng những kiến thức văn hóa - xã hội. Có thể thấy, những tiếng nói nữ quyền ở hai tác phẩm góp phần bổ sung cho nhau và làm nên nhiều góc cạnh sâu sắc cho phong trào nữ quyền. Chúng tôi tin rằng, sợi dây liên kết giữa hai tác phẩm, giữa tác giả và độc giả sẽ còn khơi gợi nhiều hơn nữa những diễn ngôn về nữ quyền và làm cơ sở cho sự phát triển của hướng nghiên cứu này trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH