Hoạt tính kháng oxy hóa và kháng nấm của một số cao chiết thực vật thuộc họ gừng (Zingiberaceae) và họ củ nâu (Dioscoreaceae)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Xuân Trang Đái, Bích Hậu Lê, Khánh Nguyên Huân Phạm, Thị Hằng Phùng, Chí Linh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 52-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434648

 Thí nghiệm đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và kháng nấm của cao chiết ethanol từ nghệ vàng (Curcuma longa), nghệ xanh (C. yunnanensis), ngãi vàng (Hedychium coronarium), riềng rừng (Alpinia conchigera), dái khoai (Dioscorea bulbifera), từ mỏng (D. membranacea), củ nần (D. hispida) và củ trâu (D. pentaphylla) đã được kiểm chứng. Tất cả các cao chiết đều có hoạt tính kháng oxy hóa trong các phép thử FRAP, trung hòa gốc tự do ABTS•+ và RP. Hàm lượng polyphenol và flavonoid lần lượt là 44,87±0,14 mg/g gallic acid và 110,75±6,38 mg/g quercetin tương đối cao trong nghệ vàng. Hoạt tính kháng nấm được khảo sát bằng kỹ thuật gây ngộ độc môi trường để xác định tỷ lệ ức chế sự tăng trưởng sợi nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) của các cao chiết. nghệ vàng ức chế tăng trưởng sợi nấm Corynespora cassiicola hoàn toàn ở nồng độ 5.000 µg/mL (99,31±1,20%) sau ba ngày ủ. MIC và MFC của nghệ vàng trên nấm thử nghiệm lần lượt nằm trong khoảng 2.500-5.000 휇g/mL và >
 5.000 휇g/mL. Những phát hiện này xác nhận tính chất diệt nấm của các cao chiết đặc biệt là nghệ vàng cũng như tiềm năng sử dụng trong việc phòng trừ, quản lý dịch hại do nấm C. cassiicola gây ra.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH