Đánh giá sự thay đổi kích thước cung răng của trẻ em người Mường Việt Nam từ 12 đến 14 tuổi. Chất liệu và phương pháp Nghiên cứu được thực hiện trên 678 Mẫu thạch cao cung răng được lấy từ 226 đối tượng (107 nam
119 nữ) là trẻ em Mường 12 tuổi trong 3 năm, mỗi năm 1 lần. Các đối tượng nàykhông có dị tật bẩm sinh, có đủ 28 răng vĩnh viễn, không bị mất kích thước răng, trẻ chưa điều trị chỉnh hình răng mặt hay phẫu thuật hàm mặt. Đo đạc kích thước cung răng trên mẫu hàm thạch cao và xác định sự thay đổi kích thước cung răng ở các giai đoạn khác nhau của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả Giai đoạn 12 đến 14 tuổi tất cả chiều rộng cung răng hàm trên của nam và của nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,23 mm đến 1,34 mm, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (<
0,05). Chiều rộng các cung răng sau trên của nam (R66T tăng 0,67 mm, R77T tăng 1,34 mm) tăng nhiều hơn chiều rộng các cung răng sau trên của nữ (R66T tăng 0,42 mm, R77T cũng tăng 0,42 mm). RTT của nam (tăng 0,42 mm) hàm trên tăng chậm hơn so với RTT của nữ (tăng 0,45 mm). Chiều rộng giữa trên của nam (tăng 0,34 mm) tăng mạnh hơn so với rộng giữa trên của nữ (tăng 0,23 mm). Ở giai đoạn này chiều rộng cung răng hàm dưới của nam và nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,01 mm đến 0,77 mm. sự thay đổi đều có ý nghĩa thống kê (<
0,05). RTD và RGD của nam (tăng 0,03 và 0,01 mm) tăng chậm hơn so với ở nữ (tăng 0,11 và 0,08 mm). Giống giai đoạn khác các chiều rộng cung răng sau dưới (RSD1, RSD2) của nam đều tăng nhanh hơn so với của nữ. Kết luận Nghiên cứu đã xác định được xu hướng cũng như tốc độ tăng trưởng của cung răng của trẻ em người Mường giai đoạn 12 đến 14 tuổi.