Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VTC và xác định một số yếu tố liên quan đến viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ (OMC). Đối tượng và phương pháp Tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 61 bệnh nhân (BN) có biến chứng VTC sau can thiệp ERCP lấy sỏi ống mật chủ từ 8/2020 - 7/2022 tại Bệnh viện quân y 354 và Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả Tuổi trung bình 63,4 ± 17,8 (từ 18-98 tuổi)
Nam giới 54,1%, Nữ giới 45,9%. Lâm sàng đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (94,6%), sốt (52,2%), vàng da, niêm mạc (32,5%). Trên phim CT hoặc MRI đường mật 1 viên sỏi (85,4%). Phần lớn sỏi có kích thước dưới 1 cm (74%), đường kính OMC từ 1-2 cm (82,7%). Có 42,1% bị viêm đường mật cấp tính với mức độ viêm nhẹ và vừa (95%), chỉ có 5% nặng. Nồng độ Amylase ở các bệnh nhân viêm tuỵ cấp khá cao, với trung vị là 529,3 U/l, giá trị lớn nhất ghi nhận được lên tới 5514 U/l. VTC trên nhóm viêm đường mật cấp tính (68,9%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng này (36,1%) (<
0,05). VTC trên nhóm có nong bóng là 65,6% và nhóm không nong bóng là 31% (<
0,05), tỉ lệ VTC ở nhóm được đặt stent đường dẫn, viêm tuỵ cấp sau ERCP có sỏi ≥ 1 cm (67,2%) cao hơn nhóm có sỏi <
1cm (16,8%) (<
0,05). Kết luận VTC là biến chứng sớm hay gặp nhất trong các biến chứng sau nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) lấy sỏi OMC