Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực cuối nguồn của lưu vực sông Mê Kông dài hơn 4.200 km, với lưu vực 795.000 km2 trải dài trên 6 quốc gia đổ ra Biển Đông tạo thành vùng châu thổ trù phú khoảng 4 triệu ha với 18 triệu dân cư của 13 tỉnh, thành phố. Sau 44 năm giải phóng, hơn 30 năm đổi mới từ một vùng nông nghiệp hoang sơ, khó khăn chủ yếu là lúa nổi sản lượng trên 4 triệu tấn/năm, ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước 54% sản lượng lúa cả nước, 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 37% sản lượng trái cây, 90% sản lượng xuất khẩu gạo, 60% kim ngạch xuất khẩu tôm, 100% kim ngạch xuất khẩu cá tra, 1 tỷ USD trái cây... Với kết quả này, ĐBSCL không những đảm bảo sinh kế cho 18 triệu dân trong vùng
đồng thời, còn góp phần đắc lực trong việc đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) cho cả nước cho hơn 92 triệu dân một cách vững chắc. Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 32 tỷ USD vào năm 2016 với thặng dư 7,5 tỷ USD.Trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay cần có những quan điểm về định hướng phát triển mới, chuyển đổi mô hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích hợp hơn. Do vậy, việc ứng dụng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate Smart Agriculture - CSA) với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể giúp đạt đồng thời đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển bền vững hướng tới 3 mục tiêu chính là Đảm bảo tăng năng suất và thu nhập từ nông nghiệp bền vững, xây dựng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu và giảm hoặc loại bỏ phát thải nhà kính được xem là cấp thiết nhất hiện nay. Bài viết sau sẽ làm rõ các vấn đề trên.