Đánh giá hiệu quả dự phòng tụt huyết áp của hai liều phenylephrin tiêm tĩnh mạch sau gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Anh Dương, Văn Tâm Lê, Văn Minh Nguyễn, Xuân Thịnh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2023

Mô tả vật lý: 14-21

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434799

 Đánh giá hiệu quả dự phòng tụt huyết áp và sự an toàn của phenylephrin với hai liều tiêm tĩnh mạch trong gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng. Với 150 sản phụ được gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai, các sản phụ được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm nhóm I là nhóm đối chứng không dự phòng phenylephrin (n = 50), nhóm II Dự phòng bằng phenylephrin liều 50 μg tiêm tĩnh mạch (n = 50), nhóm III Dự phòng bằng phenylephrin liều 75 μg tiêm tĩnh mạch (n = 50) ngay sau khi gây tê tủy sống. Tụt huyết áp được định nghĩa giảm hơn 20% so với huyết áp nền. Cả ba nhóm đều được ghi nhận về tỷ lệ tụt huyết áp, mức độ tụt huyết áp, tỷ lệ tái tụt huyết áp, các tác dụng không mong muốn ở mẹ và chỉ số APGAR của trẻ sơ sinh ở thời điểm 1 phút và 5 phút. Kết quả Nhóm II tỷ lệ tụt huyết là 44%, tỷ lệ tái tụt huyết áp là 16%. Nhóm III tỷ lệ tụt huyết áp là 28%, tỷ lệ tái tụt huyết áp là 2%. Chỉ số APGAR của hai nhóm tại cả thời điểm 1 phút và 5 phút là như nhau (p >
  0,05), tất cả các trường hợp đều có APGAR >
  7. Kết luận Phenylephrin tiêm tĩnh mạch liều 50μg và 75μg đều có hiệu quả để dự phòng tụt huyết áp sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Tuy nhiên, liều phenylephrin 75μg hiệu quả hơn so với liều 50μg vì tỷ lệ tụt huyết áp và tái tụt huyết áp thấp hơn (28% và 2% so với 44% và 16%, p <
  0,05). Cả hai nhóm dự phòng phenylephrin ít gây tác dụng không mong muốn đáng kể đối với mẹ và con.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH