Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành mạn tính có điểm Syntax ≤ 22 bằng can thiệp qua da sau 12 tháng. Đối tượng và phương pháp 177 bệnh nhân hẹp 3 thân ĐMV có điểm Syntax ≤ 22 được can thiệp qua da và điều trị tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2020. Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, đánh giá kết quả sau 12 tháng. Kết quả Tỷ lệ mỗi thân ĐMV tổn thương ở LM là 14,8%, LAD là 98,9%, LCX là 99,4% và RCA 100%. Điểm Syntax là 15,84 ± 3,85 với khoảng điểm từ 7 đến 22. Không có sự khác biệt giữa nhóm tưới máu hoàn toàn và không hoàn toàn về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tỷ lệ thành công thủ thuật PCI là 96,6%. Tỷ lệ hết đau ngực hoặc về CCS ≤ 1 đạt 98,3% so với 100% có đau ngực trước can thiệp. Tỷ lệ có biến đổi ECG trước can thiệp là 19,2% giảm còn 1,7% sau can thiệp. Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ biến đổi về CSS ≤ I là 93,2%, tỷ lệ biến đổi về CCS 0 là 89,3%, tỷ lệ có biến đổi ECG là 10,2% so với 19,2% trước can thiệp, tỷ lệ LDL giảm ³ 50% là 49,2% so với 0%, tỷ lệ LDL-C ≤ 1,4mmol/L là 20,3% so với 4,0%, trung bình LVEF (%) Simpson sau 12 tháng can thiệp cũng có thay đổi là 68,06 (±11,69) so với 60,34 (±11,75) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với <
0,05 trước và sau can thiệp. Tỷ lệ biến cố tim mạch gộp sau 12 tháng của toàn bộ mẫu nghiên cứu là 10,7%, ở nhóm tái tưới máu hoàn toàn là 2,4% thấp hơn so với tái tưới máu không hoàn toàn là 13,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với <
0,05. Kết luận Kết quả sau PCI Tỷ lệ thành công thủ thuật cao. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công thủ thuật PCI giữa 2 nhóm tái tưới máu. Tỷ lệ hết đau ngực hoặc về CCS ≤ 1 đạt cao. Tỷ lệ có biến đổi ECG giảm so với trước PCI. Kết quả sau 12 tháng Tỷ lệ biến đổi về CSS ≤ I và CCS 0 cao, tỷ lệ có biến đổi ECG thấp, trung bình LVEF (%) Simpson sau 12 tháng can thiệp cải thiện tốt hơn ở nhóm tái tưới máu hoàn toàn. Tỷ lệ biến cố tim mạch gộp sau 12 tháng chung thấp, trong đó nhóm tái tưới máu hoàn toàn thấp hơn so với tái tưới máu không hoàn toàn.