Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng xâm nhập mặn ngày một nghiêm trọng đe dọa sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đánh giá tính chịu mặn của 22 giống lúa mùa thu thập từ tỉnh Kiên Giang so sánh với Pokkali và IR29 để chọn ra các giống lúa triển vọng. Các giống lúa này sau đó được phân tích kiểu gen sử dụng 03 chỉ thị SSR của vùng Saltol QTL (RM140, RM8094 và RM10793) và 01 chỉ thị SSR liên kết với gen tham gia chịu mặn trên nhiễm sắc thể số 8 (RM223). Kết quả đánh giá kiểu hình đã xác định được 06 giống lúa chịu mặn khá (điểm 3 - 5) gồm Nàng Sâu, Lúa Chuối, Nếp 10-2, Nếp 10-3, Tiêu Chệt và OM1352 và 10 giống lúa chịu mặn trung bình (điểm 5 - 7) ở nồng độ mặn 4‰. Phân tích kiểu gen sử dụng các chỉ thị phân tử RM8094, RM223 và RM10793 giúp chọn lọc được giống lúa có khả năng chịu mặn với tỷ lệ chính xác lần lượt là 90%
81,8% và 76,9%
chỉ thị RM140 xác định được 4 giống lúa có kiểu gen chịu mặn khác với giống Pokkali là Móng Chim Rơi, Tiêu Chệt, Nếp 10-2 và Bằng Đỏ. Các giống lúa này đang được khảo nghiệm tại Kiên Giang để chọn ra những giống lúa triển vọng đưa vào sản xuất.