Bảo tồn rùa cạn và rùa nước ngọt ở khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Giang Đặng, Ngọc Dương Đỗ, Văn Ngoạn Hà, Duy Cường Lê, Xuân Phong Lê, Sỹ Tường Ngô, Hải Hà Nguyễn, Văn Thông Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 50-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434855

 Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả điều tra hiện trạng rùa cạn và rùa nước ngọt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Để thu thập số liệu thực địa, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn người dân, điều tra theo tuyến, điểm. Bốn đợt khảo sát thực địa với tổng thời gian là 40 ngày đã được chúng tôi tiến hành từ tháng 6/2020 đến 12/2021. Kết quả điều tra tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu từ năm 2020 - 2021 đã ghi nhận được 11 loài rùa thuộc 9 giống, 4 họ và 1 bộ. ghi nhận 6 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007). 11 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2022). 10 loài thuộc CITES (2020). Kết quả điều tra đã xác định được 5 trạng thái sinh cảnh chính có phân bố của các loài rùa. Chỉ số phong phú (A%) của loài Rùa đầu to là cao nhất ở cấp ít (++)
  hiệu suất tìm kiếm 0,01120 cá thể/giờ
  mật độ Rùa đầu to cao nhất là 0,41666 (cá thể/ha)
  thấp nhất là Ba ba trơn có chỉ số phong phú (A%) ở cấp hiếm (+)
  hiệu suất tìm kiếm 0,00086 cá thể/giờ
  mật độ là 0,03205 (cá thể/ha). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng tới quẩn thể rùa tại Khu BTTN Pù Hu bao gồm săn bắt, thu hái lâm sản ngoài gỗ, mất sinh cảnh sống, đường đi lại trong rừng. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp cấp thiết, 7 giải pháp tổng hợp để bảo tồn và phát triển các quần thể rùa ở Khu BTTN Pù Hu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH