Khảo sát quan điểm và trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm tại một số xã, phường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồ Thị Quỳnh Anh Lê, Thị Mộng Tuyền Ngô, Thị Trâm Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2020

Mô tả vật lý: 85-92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434865

 Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng của hệ thống CSSK. Nhiều nghiên cứu cho thấy quan điểm và trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm liên quan chặt chẽ với các chỉ số lâm sàng và kết quả sức khỏe dài hạn, được sử dụng như một thang đo cho các nỗ lực cải tiến hệ thống y tế. Mục tiêu nghiên cứu 1) Khảo sát quan điểm, trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm
  2) Xác định mối liên quan giữa quan điểm trải nghiệm về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với tình hình sử dụng dịch vụ y tế. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 313 người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiến hành khảo sát 4 thành tố chính của chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm chia sẻ thông tin, mối quan hệ với bác sĩ/nhân viên y tế khác, ra quyết định lâm sàng, khuyến khích người bệnh tự chăm sóc. Sử dụng test ANOVA để phân tích mối liên quan giữa thực trạng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với tình trạng sức khỏe và việc sử dụng dịch vụ CSSK của người dân (p <
  0,05). Kết quả Tỷ lệ đạt chăm sóc hướng người bệnh tốt (≥ 3,75 điểm) là 43,1% (Mean=3,58 (0,57)). Người dân sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến trạm y tế có trải nghiệm về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm cao hơn so với tuyến huyện, tỉnh và trung ương (p <
  0,005). Thành tố khuyến khích người bệnh tự chăm sóc và mối quan hệ với bác sĩ/NVYT được đánh giá là khá thấp. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với cơ sở KCB ban đầu, chất lượng cuộc sống, số lần khám sức khỏe định kỳ, mức độ tích cực tham gia vào quá trình chăm sóc (p <
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH