Một số đặc điểm về sinh vật học loài lan Hài vân bắc (Paphiopedilum Callosum (Rchb.f.) Pfitzer), lan Thủy tiên hường (Dendrobium amabile O'Brien) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Thắng Ngô, Đức Thắng Nguyễn, Anh Tám Phạm, Thanh Hà Phạm, Ngọc Hải Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 22 - 28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434879

Trình bày kết quả điểu tra bổ sung một số đặc điểm sinh vật học của 2 loài lan quý hiếm tại Khu Bảo tổn Thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên. Thông qua phương pháp điều tra truyền thống và công nghệ GPS, phần mềm Mapinfo. Kết quả thống kê trong 15 tuyến điểu tra có 8 tuyến phát hiện loài lan Hài vẫn bắc (Paphiopedilum callosum), 10 tuyến ghi nhận loài lan Thủy tiên hường (Dendrobium amabile). Trong 15 tuyến điều tra có tuyến 5 xuất hiện cả 2 loài, là 2 loài lan ghi nhận bổ sung phân bố so với các đợt điều tra trước đây. Độ cao phân bổ đối với loài lan Hài vẫn bắc khá hẹp chỉ ghi nhận ở đai cao từ 800-1200 m trên các vách đá hiểm trở, loài Thủy tiên hường có đai phân bố rộng từ 500-1200 m sống phụ sinh trên các cành cây tại rừng. Loài Thủy tiên hường thường phát triển thành bụi. Số bụi loài Thủy tiên hường tại 10 điểm, đã ước lượng 340-485 bụi, bám trên thân cây gỗ khá thoáng mát, được che bóng bởi tán cây gỗ trong rừng tự nhiên. Loài lan Hài vân bắc phát triển từng cá thể và riêng biệt không mọc theo bụi, số cá thể lan Hài vân bắc tại 8 điểm ghi nhận, đã ưóc lượng 96 cây, các điểm ghi nhận lan Hài vân bắc đều mọc trên lớp thảm mục dày từ 15-20 cm, trên các khe, điểm trũng của vách đá khá thoáng mát, được che bóng bởi các cây gỗ trong rừng tự nhiên. Xây dựng được bản đồ phân bố cho 2 loài này phục vụ công tác quản lý, giám sát.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH