Xác định hình thái tổn thương với các mức độ của khe hở môi vòm miệng và nhận xét các yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật khe hở môi, vòm miệng của trẻ em tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu trên 60 trẻ được khám, điều trị tại bệnh viện đại học Y Hải Phòng. Kết quả Khe hở vòm miệng toàn bộ chiếm tỉ lệ 28,57%, khe hở vòm miệng không toàn bộ 23,33%, khe hở môi 1 bên không toàn bộ 20%, khe hở môi vòm miệng không toàn bộ 16,67%, các hình thái dị tật khác chiếm tỉ lệ thấp khe hở môi 2 bên không toàn bộ chiếm tỉ lệ 8,33%, khe hở môi 1 bên toàn bộ, 1 bên không toàn bộ chiếm tỉ lệ 6,67%, khe hở môi 1 bên toàn bộ, khe hở môi 2 bên toàn bộ, khe hở cung hàm chiếm tỉ lệ bằng nhau 5%. Trong số 60 trẻ dị tật khe hở môi vòm miệng có 85,13% trẻ ở nông thôn, có 60,2% trường hợp mẹ bị cúm khi mang thai, ngoài ra, tỉ lệ mẹ tiếp xúc với hóa chất và hút hoặc ngửi khói thuốc lá cũng chiếm tỉ lệ trung bình 46%, mẹ dùng thuốc trong 3 tháng đầu chiếm tỉ lệ thấp (20%), mẹ uống rượu chiếm tỉ lệ thấp nhất (5%). Kết luận Trong các loại hình thái dị tật khe hở môi vòm miệng, khe hở vòm miệng toàn bộ chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là khe hở vòm miệng không toàn bộ, khe hở môi 1 bên không toàn bộ , khe hở môi vòm miệng không toàn bộ, các hình thái dị tật khác chiếm tỉ lệ thấp. Trong số 60 trẻ dị tật khe hở môi vòmmiệng, phần lớn trẻ ở nông thôn, mẹ bị cúm khi mang thai, ngoài ra tỉ lệ mẹ tiếp xúc với hoá chất, ngửi khói thuốc lá, dùng thuốc 3 tháng đầu, uống rượu chiếm tỉ lệ thấp.