Hiện nay, các nghiên cứu về niềm tin vào nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm thần ở học sinh còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng về vấn đề này. Thực hiện nghiên cứu cắt ngang, sử dụng thang đo niềm tin vào nguyên nhân gây rối loạn tâm thần của Luk và Bond (1992) khảo sát 580 học sinh trung học phổ thông (273 nam và 307 nữ). Kết quả cho thấy, bên cạnh tin vào yếu tố di truyền, môi trường, xã hội... thì vần còn nhiều học sinh tin vào yếu tố cá nhân, tâm linh để giải thích cho nguyên nhân gây rối loạn tâm thần. Có sự khác biệt giới tính và khu vực sinh sống về niềm tin vào nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần của học sinh. Các phát hiện này đòi hỏi phải có các chương trình hành động để nâng cao hiểu biết về nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần, xóa bỏ niềm tin sai lệch, cũng như giảm sự kỳ thị. phân biệt đối xử với người bệnh ở học sinh.