Nghiên cứu này thực hiện đánh giá trong điều kiện in vitro trên môi trường PDA hoạt tính kháng nấm của dung dịch nano bạc đối với một số loài nấm gây bệnh phân lập được từ cây gừng (đốm lá - P. zingerberis, héo vàng - thối củ - F. oxysporum), cây ớt (thán thư - Colletotrichum spp.), cây lúa mì, lúa mạch (đốm lá - Alternaria spp., thối rễ - H. teres). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nano bạc ở các nồng độ khác nhau, đối với các loại nấm khác nhau có hoạt tính kháng nấm ở các mức độ khác nhau. Nano bạc nồng độ 60 ppm có hoạt tính kháng nấm P. zingerberis đạt 39,5%, kháng nấm F. oxysporum đạt 48,5%. Nano bạc nồng độ 40 ppm ức chế 59,4% sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. Hoạt tính kháng nấm H. teres của nano bạc nồng độ 50 và 100 ppm đều đạt 53,3%, nấm Alternaria spp. lần lượt là 27,8 và 33,3%. Như vậy, theo kết quả thu được từ phòng thí nghiệm, có thể sử dụng dung dịch nano bạc để phòng và trị một số bệnh do nấm gây ra đối với cây trồng.