Than sinh học có khả năng cải thiện độ phì nhiêu cho đất đã nhận được sự quan tâm đángkể trong phát triển nông nghiệp bền vững. Than sinh học ảnh hưởng đến sự thay đổi N-NH4+trong đất đã được công nhận. Nghiên cứu khảo sát đặc tính của than sinh học có nguồn gốc từrơm rạ được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau và khả năng hấp phụ đạm amoni của đất xám(Củ Chi, TP. HCM) được bổ sung than. Rơm rạ sau xử lý được nung ở các nhiệt độ 300, 450và 600 °C với tốc độ gia nhiệt 10 °C/phút và thời gian tiếp xúc là 2 giờ. Đất (mẫu đối chứng)và đất bổ sung 5% than sinh học sau điều chế được cân bằng với dung dịch NH4+ ở các nồngđộ khác nhau. Các tính chất hóa lý của đất (pH, %OC, hàm lượng NH4+, độ ẩm) và than (hiệusuất thu hồi, OC, pH, pHpzc, số nhóm H, OH) đã được phân tích. Kết quả cũng cho thấy việcbổ sung than sinh học lên đất xám làm giảm khả năng hấp phụ NH4+ và than sinh học được sảnxuất ở nhiệt độ thấp thì giảm ít hơn. Các quá trình hấp phụ NH4+ tuân theo mô hình đẳng nhiệtLangmuir (R2 khoảng 0,90-0,97) và Freundlich (R2 khoảng 0,94-0,98), cụ thể, dung lượng hấpphụ NH4+ tối đa lên đất (mẫu đối chứng) và đất có bổ sung 5% than nung ở 300, 450 °C lầnlượt là 8,87
2,96 và 2,71 mg/g. Do đó, cần kiểm soát lượng phân bón đạm amoni khi kết hợpvới than sinh học, tránh bón thừa gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho cây trồng. Kếtquả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của than sinh học trong việc điều chỉnh tính ổn định củaammonia trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp.Từ khóa Đạm NH4+, hấp phụ, rơm rạ, than sinh học.