Nghiên cứu ảnh hưởng của cánh vát gió đối với ổn định khí động của dầm cầu dây văng sử dụng phương pháp phân tích CFD

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Hưng Cù, Tuấn Ngọc Nguyễn, Nguyên Phương Phan, Tiến Dũng Trần, Thị Hồng Nhung Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2022

Mô tả vật lý: 45301

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435112

Vấn đề mất ổn định khí động của cầu dây văng là mối quan tâm lớn của kỹ sư trong thiết kế và phân tích kết cấu. Đối với cầu dây văng, hệ dầm mặt cắt dạng hai chữ I, chữ Π hoặc hộp kín được sử dụng phổ biến. Dầm hộp kín có tính chất ổn định khí động tốt trong khi dầm tiết diện chữ Π có ưu điểm là cấu tạo đơn giản và dễ thi công nhưng lại kém ổn định khí động hơn. Thông thường, các bộ phận như cánh tà (flaps), cánh vát gió (fairings), tấm cạnh (edge plates), tấm biên (side plates), tấm cản gió (baffle plates) hoặc lưới khí (gratings) được sử dụng để tăng ổn định khí động của tiết diện dầm. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của cánh vát gió đối với ổn định khí động của dầm tiết diện chữ Π có tỉ lệ chiều rộng so với chiều cao B/H = 6 trong cầu dây văng thông qua sử dụng phương pháp mô phỏng động học chất lưu (CFD). Kết quả của nghiên cứu chỉ ra sự phù hợp của cánh vát gió đối với việc nâng cao ổn định khí động của dầm cầu dây văng tiết diện chữ Π có B/H = 6, qua đó đánh giá và lựa chọn thông số cánh vát gió tối ưu để giảm khả năng xảy ra hiện tượng dao động tròng trành (Flutter).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH