Kỹ thuật gieo ươm cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.-Ham.) tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chiều Ngô, Thị Bích Phượng Nguyễn, Thị Hồng Hạnh Trần, Thị Thu Hiền Trần, Văn Sáng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 213 - 220

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435129

Bần không cánh có các ưu thế là sinh trưởng nhanh, có độ rộng muối cao và biên độ sinh thái rộng nên loài này có thể đáp ứng tốt nhiều mục đích của dải rừng ngập mặn ven biển. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật gieo, ưom để sản xuất cây giống Bần không cánh trong điều kiện vùng bãi bồi ven biển Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Các công thức nghiên cứu kỹ thuật gieo, ưom cây Bần không cánh được bô' trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với dung lượng mẫu 100 hạt và 30 cây/lần lặp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt giống được bảo quản 02 ngày sau đó đem gieo cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 47,67%. Hạt Bần không cánh gieo trên nền đất pha cát vói tỷ lệ 11 và không có lóp phủ cho tỷ lệ nảy mầm là tốt nhất đạt 59%. Lớp phủ bề mặt sẽ ảnh hưởng xấu tói thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt. Thành phần ruột bầu có tỷ lệ 90% đất phù sa, 1% phân vô cơ, 4% tro trấu, 5% phân chuồng hoai mục theo thể tích và bầu có kích thước 22 cm X 25 cm sử dụng để gieo ươm cây Bần không cánh là tốt nhất đối với sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Cây mạ có kích thước từ 5 cm đến 7 cm nên được lựa chọn để đưa vào bầu vi bộ rễ của cây không bị tổn thương và tỷ lệ sống của cây con cao hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH