Nghiên cứu này thực hiện điều tra khảo sát hiện trường và phiếu điều tra nhằm xác định lượng phát sinh và thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần (single use plastic - SUP) tại 03 trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, lượng SUP phát sinh lớn nhất là chai nhựa (0,061 cái/SV/ngày tương ứng 1,391 gram/SV/ngày), tiếp đến là cốc nhựa (0,2 g/SV/ngày) và nilon màng mỏng (0,144 g/SV/ngày). Tỷ lệ sinh viên sử dụng SUP tại các trường giao động từ 9,63% đến 28.58%. Chai nhựa được thu gom để tái chế khá triệt để với khoảng 98%, cốc nhựa khoảng 50% và nilon, ống hút, thìa, hủ nhựa là 0%. Đa phần sinh viên hiểu biết về tác động và nhận thức tốt về SUP đến môi trường và đại dương (94,41%). Có 82,32% sinh viên nghĩ rằng họ có trách nhiệm cá nhân trong giảm thiểu SUP, tiếp theo là trách nhiệm của chính quyền, nhà sản xuất/buôn bán và quản lý trường học (19,5%). Các khuyến nghị bao gồm cấm SUP đối với cốc nhựa và nilon màng mỏng
khuyến khích cung cấp các sản phẩm thay thế
và nâng cao nhận thức.