Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nhật Tuấn Huỳnh, Hoài Phong Lê, Thị Bảo Duyên Nguyễn, Thị Nguyên Thảo Nguyễn, Thị Xuân Quỳnh Nguyễn, Công Lý Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2023

Mô tả vật lý: 57-64

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435177

 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca gồm 50 trường hợp được chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả Tiêu chảy cấp mất nước thường gặp ở nhóm tuổi <
 24 tháng tuổi (82%). Về đặc điểm lâm sàng, số trẻ tiêu chảy cấp có mất nước cao gấp 9 lần trẻ tiêu chảy cấp mất nước nặng. Về dấu hiệu mất nước, trẻ tiêu chảy cấp có dấu hiệu uống nước háo hức (92%) và mắt trũng (96%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Về đặc điểm cận lâm sàng, hầu hết trẻ tiêu chảy cấp có bạch cầu tăng >
 10.000 tế bào/mm3 (54%). Kết quả điện giải đồ cho thấy có 42% trẻ giảm Na+, 42% trẻ giảm K+. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là Escherichia coli (80%). Về điều trị, số ngày nằm viện trung bình là 6,46±2,224 ngày. Phần lớn trẻ được truyền Lactate Ringer trong 12 giờ đầu (68%), liều truyền dịch >
 15 mL/kg/h chiếm tỉ lệ cao với 52% và thời gian truyền trung bình là 3,16±1,39 giờ. Kết luận Phần lớn trẻ tiêu chảy cấp mất nước ở nhóm tuổi <
 24 tháng tuổi, hai dấu hiệu mất nước thường gặp là mắt trũng và uống nước háo hức. Đa số trẻ tiêu chảy cấp dễ bị rối loạn điện giải khi mất nước.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH