Khảo sát đặc điểm về việc sử dụng thuốc nội tiết và đáp ứng điều trị trong thụ tinh ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị ngoại trú được chỉ định thụ tinh ống nghiệm tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm sử dụng thuốc nội tiết, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến số lượng noãn chọc hút và tỷ lệ mang thai lâm sàng. Kết quả Kết quả khảo sát 127 hồ sơ bệnh án cho thấy bệnh nhân có tuổi trung vị là 31 (28-34). Hầu hết các trường hợp là hiếm muộn nguyên phát (70,9%) và 58,3% nguyên nhân hiếm muộn là do chồng. Chỉ số AMH ban đầu là 3,21 (2,38-4,75) ng/ml và AFC ban đầu là 15 (11-22) nang. Gonadotropin được chỉ định chủ yếu là rFSH + hMG (56,7%), rFSH + hMG (22%). Thời gian kích thích buồng trứng có trung vị 11 (10-11) ngày. Trong giai đoạn phóng noãn, rhCG và GnRH đồng vận sử dụng với tỷ lệ là 81,1%, 18,9%. Estradiol dạng uống (100%) và progesteron dạng đặt âm đạo (87,4%) được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung. Số lượng noãn chọc hút có trung vị là 14 (11-18). Tuổi (β = -0,296
p = 0,03), chỉ số AMH (β = 1,246
p <
0,001), chỉ số AFC (β = 0,441
p <
0,001), nồng độ estradiol ngày khởi động trưởng thành noãn (β = 0,001
p <
0,001) có liên quan tới số lượng noãn chọc hút. Tỷ lệ mang thai lâm sàng là 25,2%. Phôi loại 1 làm tăng tỷ lệ mang thai lâm sàng (OR = 5,07
p = 0,034). Kết luận Cần tối ưu hóa chất lượng phôibằng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng thuốc nhằm tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm.