Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn chân bằng vạt cánh quạt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khánh Vinh Đặng, Văn Chất Lê, Thanh Tùng Nguyễn, Văn Phú Nguyễn, Vũ Hoàng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 121-125

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435268

Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh quạt với cuống mạch là nhánh xuyên nuôi da của động mạch chày trước, động mạch chày sau hoặc động mạch mác trong điều trị che phủ khuyết hổng phần mềm (KHPM) vùng cẳng bàn chân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu mô tả trên 32 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật che phủ KHPM vùng cẳng bàn chân bằng vạt cánh quạt tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2022. Kết quả Trong 32 vạt được sử dụng có 17 vạt (53,1%) có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch chày sau, 14 vạt (43,8%) có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch mác và 1 vạt có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch mác (3,1%), góc xoay vạt tối đa 1800, thời gian phẫu thuật từ 60 phút đến 180 phút, tổn khuyết được che phủ có kích thước từ 2 x 3 cm đến 6,8 cm x 10 cm. Kết quả 19 BN vạt sống hoàn toàn (59,4%), 13 BN vạt hoại tử một phần (40,6%). Theo dõi xa được 30/32 bệnh nhân thời gian theo dõi trung bình là 26±12 tháng kết quả tốt là 100%, hầu hết vạt có màu sắc và độ dày tương đồng với nơi nhận. Kết luận Vạt cánh quạt là một lựa chọn hiệu quả và đáng tin cậy với tính linh hoạt cao, vạt có độ dày và màu sắc tương đồng, thời gian phẫu thuật ngắn và mang lại kết quả che phủ tốt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH