Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng rối loạn trầm cảm tại tỉnh Thái Bình năm 2021 -2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Ngọc Lê, Đăng Thương Nguyễn, Thị Hồi Nguyễn, Văn Ngọc Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.89 Mental disorders

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 288-291

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435329

Mô tả đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng rối loạn trầm cảm tại tỉnh Thái Bình năm 2021 - 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu mô tả cắt ngang 16.645 đối tượng nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình từ tháng 2/2021 đến tháng 11/2022. Kết quả Trong số 16.645 đối tượng nghiên cứu có 820 người được chẩn đoán trầm cảm, chiếm tỷ lệ 4,9%. Trong đó tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới so với nam giới xấp xỉ 31. Tỷ lệ trầm cảm theo độ tuổi cho thấy nhóm 50 - 60 tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất (12,1%), sau đó đến nhóm 41 - 50 tuổi (5,1%), thấp nhất là nhóm 18-30 tuổi (0,5%). Về mức độ trầm cảm, trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến trầm cảm nhẹ (47,4% và 44,6%), trầm cảm nặng có loạn thần (0,5%) chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,5%). Các triệu chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng chủ yếu, phổ biến và các triệu chứng cơ thể rất thường gặp như giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (88,7%), rối loạn giấc ngủ (98,8%), ăn kém, giảm ngon miệng (90%), giảm tập trung chú ý chiếm 74,9%, sút cân, giảm ngon miệng (89,6%), mất/giảm quan tâm, thích thú so với trước đây (64,6%). Kết luận Trầm cảm tại cộng đồng thường gặp là mức độ nhẹ và vừa. Vì vậy cần lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng nhằm tiếp cận, tuyên truyền, sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời để cải thiện bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH