Xác định vị trí quan trắc môi trường đất, nước tại Khu Bảo tồn loài -sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Giao Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 133 - 141

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435334

Nghiên cứu nhằm đề xuất vị trí và chỉ tiêu quan trắc môi trường nước, đất tại Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Với 15 mẫu nước và 15 mẫu đất được thu tại các vị trí trên các sinh cảnh của khu bảo tồn. Mẫu nước được đánh giá thông qua độ sâu mực nước, nhiệt độ, pH, độ mặn, chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và hóa học (COD), amoni (NH4 + -N), nitrat (NO3 - -N), tổng nitơ (TN), tổng phốt pho (TP), nhôm (Al3+) và sắt (Fe2+). Đất được đánh giá thông qua pH, độ dẫn điện (EC), độ mặn, axit tổng, chất hữu cơ (CHC), tổng nitơ (TN), tổng phốt pho (TP), lân dễ tiêu (P2O5), kali (K2O), nhôm (Al3+), sắt tổng (Fets). Phân tích cụm (CA) và phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng để phân nhóm và xác định yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường nước, đất. Kết quả cho thấy nước có pH thấp, nhôm và sắt cao, nghèo dinh dưỡng. Đất có pH thấp, sắt và nhôm cao, giống với mẫu nước. TN, TP, K2O5 trong đất nghèo. K2O5 thấp đến trung bình, giàu CHC. Kết quả CA cho thấy mẫu nước nên được quan trắc tại N1, N2, N6, N7, N8, N10, N13 và mẫu đất tại N1, N2, N6, N7, N10, N13. Kết quả phân tích PCA cho thấy nước cần quan trắc nhiệt độ, độ sâu, pH, EC, độ mặn, Al3+, TSS, BOD, COD, NH4 + -N, P-PO4 3- , TN, TP. Đất cần quan trắc pH, EC, độ mặn, axit tổng, Al3+, Fets, CHC, TN, TP, K2O5. Cần tiếp tục nghiên cứu tần suất quan trắc môi trường đất và nước tại Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH