Khảo sát sự ức chế vi khuẩn S. mutans, Lactobacillus spp. gây sâu răng từ cao chiết lá bàng (Terminalia catappa L.)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Anh Nguyễn, Thị Trinh Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.9041 Other diseases

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 35-45

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435356

 Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vi khuẩn S. mutans, Lactobacillus spp. đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh sâu răng ở người. Nhiều loại cây cỏ có khả năng chữa sâu răng. Tuy nhiên chưa có tài liệu nghiên cứu về tác động của cao chiết lá cây Bàng lên 2 đối tượng vi khuẩn này. Mục tiêu Tách chiết cao thô từ lá cây Bàng Terminalia catappa. Thử hoạt tính ức chế của cao chiết lá cây Bàng Terminalia catappa lên hai đối tượng vi khuẩn S. mutans, Lactobacillus spp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thu thập lá Bàng tươi và chiết cao bằng các dung môi ethanol 70%, ethanol 96% và nước. Thử hoạt tính ức chế của các cao chiết này trên các chủng vi khuẩn S. mutans ATCC 35668
  S. mutans và Lactobacillus spp. phân lập từ 95 mẫu phết của bệnh nhân bị sâu răng được thu nhận từ đợt khám răng miễn phí tại Trường Song ngữ Quốc tế Học Viện Anh Quốc UK Academy và được định danh bằng bộ kít Microgen Strep đối với S. mutans, dựa vào kiểm tra các đặc tính sinh hóa đối với Lactobacillus spp. Thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh trên các chủng vi khuẩn S. mutans bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, trên các chủng, Lactobacillus spp. bằng phương pháp tìm nồng độ ức chế tối thiểu. Kết quả Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 17 chủng S. mutans, 30 chủng Lactobacillus spp. Tình trạng kháng kháng sinh của các chủng S. mutans có biểu hiện tăng, trong đó các chủng kháng cao nhất với ceftriaxone (64,71%), erythromycin (52,94%), cefotaxime (35,29%)
  tình trạng kháng kháng sinh của các chủng Lactobacillus spp. thấp hơn, trong đó các chủng kháng cao nhất với penicillin (20%), vancomycin (16,67%) và nhạy hoàn toàn với clindamycin, linezolid. Cao chiết lá Bàng từ các dung môi nước, ethanol 70%, 96% không có hoạt tính ức chế S. mutans ở nồng độ 200 mg/ml, có hoạt tính ức chế, Lactobacillus spp. Trong đó hoạt tính ức chế, Lactobacillus spp. của cao chiết lá Bàng ở nồng độ 200 mg/ml từ nước đạt 25/30 chủng, từ ethanol 70% đạt 29/30 chủng, từ ethanol 96% đạt 28/30 chủng phân lập
  một số trường hợp hoạt tính ức chế của cao chiết lá Bàng cao hơn so với chlorhexidine gluconate 0,12%. Kết luận Từ kết quả thu được đã cho thấy cao chiết lá Bàng từ ethanol 70%, 96% và nước có tiềm năng ức chế , Lactobacillus spp. là tác nhân gây sâu răng thứ cấp. Tuy nhiên, hoạt tính ức chế của các cao chiết lá Bàng không có trên vi khuẩn S. mutans ở nồng độ 200 mg/ml.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH