Nghiên cứu độ tin cậy hệ thống điện đã có lịch sử lâu đời. Chủ đề này thường bao gồm ba cấp độ cấp độ thứ nhất liên quan đến phần nguồn điện, cấp độ thứ hai đề cập đến sự tích hợp của các nguồn điện trong lưới điện truyền tải, cấp độ thứ ba đề cậpđến hệ thống hoàn chỉnh bao gồm cả hệ thống phân phối điện. Cấp độ đầu tiên là bước cơ bản cho cấp độ tiếp theo, vẫn đang được quan tâm, đặc biệt là các nghiên cứu về tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo. Mô phỏng Monte-Carlo được sử dụng để mô tả trạng thái công suất của các nguồn truyền thống, tuabin gió và phụ tải theo giờ của hệ thống điện. Trong nghiên cứu này, một hệ thống tuabin gió công suất 2055MW được mô phỏng ở bốn trạng thái phát điện. Mô hình thử nghiệm độ tin cậy IEEE-RTS phiên bản 1979 được sử dụng để xác minh phương pháp mô phỏng. Bốn kịch bản về tỷ trọng điện gió đã được thử nghiệm 0,2%
2,4%
3,6%
4,8%. Mỗi kịch bản được mô phỏng tương ứng với các mức phụ tải khác nhau. Kết quả cho thấy độ tin cậy có chút thay đổi khi tỷ trọng điện gió không đáng kể (0,2%). Tuy nhiên, độ tin cậy chỉ thay đổi đáng kể với 2,4% thâm nhập công suất điện gió. Sự tích hợp công suất điện gió càng lớn thì độ tin cậy càng thấp khi xem xét kết quả của các kịch bản khác. Bài báo này cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể trong chỉ số kỳ vọng mất tải (LOLE) khi phụ tải đỉnh hàng năm tăng 100MW.