Nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có lao phổi mới AFB (+) ở Bệnh viện 74 Trung ương, nhận xét kết quả điều trị lao phổi và một số yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp Hồi cứu và tiến cứu mô tả 115 BN ĐTĐ týp 2 có lao phổi mới AFB (+) ở Bệnh viện 74 Trung ương từ 01/01/2020 đến 15/08 năm 2022. Kết quả Tỷ lệ nam/nữ 87,8% và 12,2%
tuổi trung bình 58,5 ±12,3 (Min 38, Max 89), nhóm trên 50 tuổi (76,6%)
bị bệnh từ 1 năm đến 5 năm (39,1%), ≥ 10 năm (7%)
BMI trung bình 20,17 ± 3,01 (Min 13,3 Max 29,48), HbA1c trung bình 8,70 ± 2,8 (Min 4,63, Max 16,8), HbA1c đạt mục tiêu chiếm 49,6%
BN kiểm soát đạt 3 yếu tố HbA1c, HA, LDL-C (11,2%)
chế độ ăn ĐTĐ, tuân thủ điều trị, luyện tập thể dục và cân nặng của BN có liên quan đến kiểm soát đường máu (p <
0,05)
tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi (87,8%), tỷ lệ thất bại (12,2%)
triệu chứng ho, khạc đờm và tức ngực sau 4 tháng của nhóm kiểm soát đường máu đạt giảm so với nhóm kiểm soát đường máu không đạt, (p <
0,001)
nhóm kiểm soát đường máu đạt có tỷ lệ khỏi, tỷ lệ thay đổi tổn thương trên Xquang tốt sau 2 tháng, tỷ lệ âm hóa đờm nhiều hơn nhóm kiểm soát đường máu không đạt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Kết luận Kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu 49,6%, kiểm soát đạt 3 yếu tố HbA1c, HA, LDL-C (11,2%). Dùng thuốc đều, ăn chế độ ăn ĐTĐ, tập luyện thể dục hàng ngày và duy trì cân nặng bình thường giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Nhóm kiểm soát đường máu đạt có tỷ lệ khỏi, thay đổi tổn thương trên Xquang tốt sau 2 tháng, âm hóa đờm nhiều hơn nhóm kiểm soát đường máu không đạt.