Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn nhựa thải Pet từ vỏ chai lên đặc tính cơ bản của vật liệu bê tông xây dựng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đăng Khoa Nguyễn, Võ Mỹ Quỳnh Nguyễn, Thị Kim Anh Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 691 Building materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 458-466

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435517

Đặc tính không phân hủy sinh học của chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, nên việc tái sử dụng chất thải nhựa như một nguyên liệu tiềm năng để thay thế một phần cát, một trong những cốt liệu mịn để tổng hợp bê tông. Polyethylene therephthalate (PET) được sử dụng rộng rãi.Trong nghiên cứu này, chất thải nhựa PET được sử dụng ở mức 3%, 6%, 9%, 12% tương ứng với cát trong bê tông mác M350. Sau đó, bê tông thu được được đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn nhựa thải PET gồm độ sụt, cường độ nén và độ hút nước sau 14 và 28 ngày đóng rắn. Độ sụt của hỗn hợp bê tông giảm mạnh từ 35 - 92% so với mẫu đối chứng khi lượng nhựa PET tăng từ 3 đến 12%. Kết quả tương tự khi thực nghiệm độ hút nước. Cường độ nén 14 ngày giảm xuống 27,6 và 20,5 Mpa do tỷ lệ cát thay thế lần lượt là 3% và 12%. Đáng chú ý, giá trị cường độ nén 28 ngày của bê tông chứa nhựa giảm xuống 19,6 Mpa khi chất thải nhựa được trộn 12% so với cát. Điều này có thể do sự tương thích kém của vật liệu trong hỗn hợp do chất thải nhựa thay vì cát thông thường gây ra việc giảm cường độ nén và tăng cường khả năng hấp thụ nước sau khi đóng rắn 28 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH