Kết quả phẫu thuật tạo hình các tổn thương gân duỗi ở vết thương bàn tay

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kiến Nhật Phạm, Thị Việt Dung Phạm, Thị Hồng Thú Tạ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 40-44

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435594

 Mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị các tổn thương gân duỗi ở vết thương bàn tay. Nghiên cứu gồm 42 bệnh nhân với 50 ngón tay tổn thương gân duỗi bàn tay phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 08/2018 đến 05/2021. Kết quả,tuổi trung bình của bệnh nhân là 38.1
  độ tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm 39/42 (92.9%) bệnh nhân
  nam giới chiếm tỷ lệ cao với 37/42 bệnh nhân (88.1%). Tai nạn lao động là nguyên nhân của 2/3 số ca bệnh. Cơ chế tổn thương cắt do vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 88.1% (37/42 ca). Ngón 2 có tỷ lệ tổn thương cao nhất với 18/50 ngón tổn thương (36%), vùng tổn thương hay gặp nhất là vùng VI với 13/50 trường hợp (26%). Phương pháp khâu nối trựctiếp được áp dụng cho 49/50 trường hợp (98%) với kỹ thuật khâu thay đổi theo vùng và mức độ tổn thương gân,1 trường hợp vết thương mất đoạn gân được tạo hình bằng ghép gân. Kết quả xa đánh giá theo Miller2, kết quả tốt chiếm 38/50 ngón tay (76%). Kết luận, đặc điểm lâm sàng của các tổn thương gân duỗi bàn tay rất đa dạng, cần có sự phân loại chính xác các loại vết thương tổn thương gân để đưa ra kỹ thuật phục hồi có hiệu quả. Kỹ thuật khâu nối trực tiếp gân đơn giản, phục hồi gân dưỗi đạt kết quả cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH