Quan trắc khả năng di chuyển của tôm càng xanh ở các lưu tốc nước trong điều kiện thí nghiệm thủy lực, với liên hệ thực tế cho đường di cư qua đập Phước Hòa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nghĩa Hùng Nguyễn, Cẩm Lương Vũ, Văn Hiếu Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản - Đại học Nha Trang, 2020

Mô tả vật lý: 31-39

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435620

 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được đánh giá là loài thủy sản di cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đập Phước Hòa trên sông Bé. Nghiên cứu này là tiền đề để đề xuất chế độ vận hành lưu tốc nước phù hợp cho tôm càng xanh (TCX) di cư ở đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) Phước Hòa. Nội dung nghiên cứu bao gồm (1) Khảo sát hiện trạng vận hành lưu tốc nước và các thông số thiết kế của ĐDCQĐ Phước Hòa
  (2) Quan trắc tỷ lệ và tốc độ TCX di chuyển qua kênh nước hở ở các lưu tốc nước
  (3) Quan trắc tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở các lưu tốc nước trong các khoảng thời gian kéo dài. Nghiên cứu được thực hiện trên hai cỡ TCX là 7,5-9,5 cm (TCX cỡ I) và 13,5-15,5 cm (TCX cỡ II), với kênh tạo lưu tốc nước dài 18 m trong điều kiện phòng thí nghiệm thủy lực. Kết quả khảo sát hiện trạng vận hành lưu tốc nước của ĐDCQĐ Phước Hòa ghi nhận mức lưu tốc nước trung bình vào mùa khô, mùa mưa và lưu tốc nước tối đa vào mùa mưa của ĐDCQĐ Phước Hòa lần lượt là 0,26, 0,59 và 0,90 m/s, làm cơ sở cho ba mức bố trí lưu tốc nước (0,3, 0,6 và 0,9 m/s) trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả quan trắc tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m trong 10, 20 và 30 phút ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 13,33, 68,33, 94,17% cho TCX cỡ I
  và 21,66, 76,00, 98,33% cho TCX cỡ II
  ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 2,50, 50,83, 79,16% cho TCX cỡ I
  và 9,16, 61,66, 90,83% cho TCX cỡ II
  ở lưu tốc nước 0,9 m/s, tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m là 0%. Tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s lần lượt là 1,15 và 0,92 m/phút cho TCX cỡ I
  1,18 và 0,96 m/phút cho TCX cỡ II, cho thấy TCX cỡ I và II cần tối thiểu lần lượt là 11,81 và 11,51 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s
  14,76 và 14,15 giờ ở lưu tốc nước 0,6 m/s để di chuyển giữa các hồ nghỉ xa nhất trên ĐDCQĐ Phước Hòa. Tỷ lệ TCX duy trì trên kênh trong 5, 10 và 15 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 88,33, 69,17, 30,83% cho TCX cỡ I
  và 91,67, 83,33, 47,50% cho TCX cỡ II
  ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 70,83, 36,67, 0% cho TCX cỡ I
  và 82,50, 48,33, 12,50% cho TCX cỡ II. Kết quả của nghiên cứu được liên hệ thực tế cho ĐDCQĐ Phước Hòa với đề xuất chế độ vận hành lưu tốc nước xung quanh 0,6 m/s và bổ sung thêm hồ nghỉ dọc ĐDCQĐ để tăng hiệu quả di chuyển của TCX qua ĐDCQĐ Phước Hòa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH