Đặc điểm rối loạn đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM ở bệnh nhân suy gan cấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Hưng Hà, Đức Hùng Ngô, Long An Nguyễn, Mạnh Chiến Nguyễn, Thị Kiều My Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 333-337

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435706

Nhận xét các đặc điểm rối loạn đông cầm máu bằng động học đàn hồi đồ cục máu (ROTEM) ở bệnh nhân suy gan cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả trên 52 bệnh nhân suy gan cấp điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018-7/2019. Kết quả Nam chiếm 55,8%, tuổi trung bình là 53,8 (19-87). Trong các kênh INTEM và EXTEM, CT bình thường chiếm đa số (65,4% và 61,5%). Ở FIBTEM, CT chủ yếu kéo dài (63,5%). Biên độ cục đông ở INTEM chủ yếu là giảm và bình thường, MCF chủ yếu là bình thường (69,2%). Biên độ cục đông ở EXTEM và FIBTEM chủ yếu là bình thường (67,3% và 73,1%), có 1 trường hợp tăng biên độ ở A5. Trên ROTEM chủ yếu thấy tình trạng giảm đông (59,61%), có 11,53% tăng đông, tăng tiêu sợi huyết chiếm tỉ lệ 34,6%. Tình trạng giảm đông do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu là giảm yếu tố đông máu nội sinh, ngoại sinh, giảm fibrinogen (34,6%, 36,5%, 38,5%), ít gặp do rối loạn tiểu cầu (7,7%). Trong số giảm đông trên ROTEM, số lượng có đa rối loạn chiếm tỉ lệ cao hơn (56,25%). Kết luận Xét nghiệm ROTEM giúp đánh giá chi tiết hơn các rối loạn đông cầm máu khá phức tạp ở bệnh nhân suy gan cấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH