Một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thuỳ Thanh Lại, Anh Vinh Ngô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 305-310

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435726

 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứumô tả cắt ngang trên 102 trẻ ngừng tuần hoàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả Tỉ lệ cấp cứu thành công (có tim trở lại) ở nhóm đã được mắc monitor theo dõi cao hơn so với nhóm chưa được mắc monitor (70,1% và 33,3%), (<
 0,05). Tỉ lệ cấp cứu thành công ở nhóm chưa được sử dụng thuốc vận mạch cao hơn so với nhóm đã dùng thuốc vận mạch (67,7% và 61,5%) và nhóm đã được đặt nội khí quản cao hơn so với nhóm chưa đặt nội khí quản (65,6%và 63,2%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>
 0,05).Tỉ lệ tử vong cao nhất ở nhóm nhịp chậm (91,7%) và thấp nhất ở nhómvô tâm thu(52,3%), (<
 0,05). Tỉ lệ sống khi ra viện ở nhóm tiêm Adrenalin tĩnh mạch ≤3 liều cao hơn so với tiêm Adrenalin tĩnh mạch >
 3liều (100% và 46,3%). Tỉ lệ sống ra viện cao nhất ở nhóm cấp cứu ngừng tuần hoàn ≤10 phút và thấp nhất ở nhóm cấp cứu >
 30 phút, (<
 0,05). Khi phân tích đa biến, sử dụng Adrenalin tĩnh mạch và thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn là các yếu tố liên quan đến hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn (<
 0,05). Kết luận thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn, sử dụng Adrenalin tĩnh mạch là những yếu liên quan đến hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH