Các tính trạng nông học, hình thái, khả năng kháng sâu bệnh hại chính, năng suất, chất lượng của 300 vật liệu khởi đầu được đánh giá tại Viện Cây lương thực và CTP năm 2019 nhằm phục vụ cho chương trình lai tạo, xử lý đột biến để chọn lọc các giống lúa phù hợp cho chế biến bún, mỳ khô, bánh tại các tỉnh phía Bắc. Phân phối nhọn vượt chuẩn (leptokurtic) được tìm thấy ở các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu/khóm, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng, khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu. Chỉ số đa dạng Shanon - Weaver (H') là cao hơn ở các chỉ tiêugồm kiểu hình chấp nhận (1,15), kiểu cây (0,75), hình dạng hạt gạo (0,75), mật độ hạt (0,66), tỷ lệ hạt chắc (0,66). Chiều cao cây có tương quan thuận ở mức cao với thời gian trỗ (0,481**), thời gian chín (0,444**), trong khi năng suất có tương quan thuận ở mức thấp với chiều cao cây (0,234**), số nhánh hữu hiệu/khóm (0,176**), khối lượng 1000 hạt (0,142*), và tỷ lệ hạt chắc (0,172**). Phân cụm dựa vào phương pháp phương sai tối thiểu Ward trên một số tính trạng nông học, hình thái và khả năng kháng sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng được phân tích. Ở hệ số khác biệt di truyền 20%, bộ vật liệu được phân làm 3 nhóm Nhóm 1 gồm 111 giống, nhóm 2 gồm 17 giống và nhóm 3 gồm 172 giống. 30 giống thuộc các nhóm này đã được chọn và đánh giá về khả năng kháng sâu bệnh chính ở điều kiện nhân tạo và phân tích một số chỉ tiêu chất lượng để sử dụng làm vật liệu lai tạo và xử lý đột biến. Hầu hết các giống đều có khả năng kháng vừa đến kháng cao với bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu
hàm lượng amylose dao động từ 18,0-28,8%.