Khảo sát tình trạng bệnh lý gan trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Bảo Trân Nguyễn, Thị Hồng Hoa Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.15 Diseases of blood

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 172-180

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435863

 Xác định tỷ lệ biến chứng bệnh lý gan, tình trạng quá tải sắt trên người bệnh thalassemia phụ thuộc truyền máu và nhóm có biến chứng gan. Từ đó khảo sát mối liên quan giữa các biến số SF, LIC, nhiễm HBV/HCV, APRI, Fibroscan và cắt lách với tình trạng bệnh gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca các trường hợp TDT khám và điều trị tại bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020. Kết quả Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 269 bệnh nhân. Tuổi trung vị là 23 tuổi, trẻ em dưới 16 tuổi có 56 (20,8%) trường hợp. Trong đó có 41(15,2%) trường hợp có tăng men gan kéo dài. Trong nhóm tăng men gan kéo dài,có 4 (9,8%) trường hợp được xác định xơ gan, 37 (90,2%) trường hợp viêm gan mãn. Thể bệnh chủ yếu của nhóm tăng men gan kéo dài là β Thalassemia thể nặng với 33 (80,5%) trường hợp, có 13 (31,7%) trường hợp đã cắt lách, 7 (17,1%) có nhiễm siêu vi C, ghi nhận gan to ở 37 (90,2%) trường hợp. Khảo sát tình trạng ứ sắt, theo chỉ số SF và LIC lần lượt là trong nhóm bệnh nhân TDT có 53,1% (SF) (Serum Ferritin), 56,9% (LIC)(Liver Iron concentration nồng độ sắt ở gan) bệnh nhân có ứ sắt mức độ trung bình đến nặng, ở nhóm có tăng men gan là 87,8% (SF), 87,8% (LIC). Giá trị quá tải sắt của nhóm bệnh nhân TDT theo SF là 1100 ng/ml, LIC là 8,15 mg/gdw, so với nhóm có tăng men gan lần lượt là 4394 ng/ml và 20,74 mg/gdw. Kết luận Nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng men gan có mối liên hệ với chỉ số SF và LIC. Việc xác định nhóm bệnh có yếu tố nguy cơ cao để tầm soát sớm từ đó có chiến lược điều trị phù hợp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị bệnh nhân TDT. Song song đó, cần tầm soát HBV, HCV. Nếu không thể thực hiện LIC thì chỉ số SF >
 2500 ng/ml cũng là một chỉ dấu có ý nghĩa để tiên lượng sớm bệnh gan.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH