Đánh giá hiệu quả của phương pháp đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện K3. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng sóng cao tần (Radio ablation frequency - RFA) có kết hợp hoặc không kết hợp với nút mạch hóa chất (Transcatheter arterial chemoebolizatiom- TACE), trong thời gian thực hiện từ tháng 3/2020- tháng 5/2021. Tiến hành được đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị dựa trên các đặc điểm hình ảnh cùng xét nghiệm AFP trước và sau điều trị, trong thời gian thực hiện từ tháng 3/2020-tháng 5/2021. Kết quả Bệnh nhân trong nghiên cứu có tuổi trung bình 59,39 tuổi
tỉ lệ nam/nữ 80.3%/19.7%
tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B 93%
viêm gan C 11,3%. Tính chất u Vị trí u chủ yếu ở hạ phân thùy (HPT) V và VI
86% có xơ gan
51% có kết hợp TACE. Hiệu quả của phương pháp tỉ lệ điều trị thành công 80,3%
thời gian tái phát trung bình 10,58 tháng
Tỉ lệ tái phát gần là 12,3%
tái phát xa 10,6%. Tỷ lệ AFP sau điều trị/trước điều trị 19.3%/80.7%. Biến chứng sau RFA tỉ lệ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch cửa mới1,8%
Tỉ lệ gặp abcess là 2,8%
u gan vỡ 1,4%. Kết luận RFA là phương pháp điều trị triệt căn, cho hiệu quả điều trị HCC (Hepatocellular carcinoma) tốt, tuy nhiên cần phải theo dõi sát sau điều trị phát hiện tái phát sớm và có hướng điều trị tiếp hợp lý với từng trường hợp.