Nghiên cứu bước đầu về cagPA, oipA, dupA của helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Nam Đoàn, Quang Duật Nguyễn, Hồng Khánh Phạm, Thị Huyền Trang Trần, Văn Khiên Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 14-18

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 435904

Từ năm 1994, WHO đã xếp H.pylori nằm trong nhóm I gây UTDD. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của H. pylori phụ thuộc vào yếu tố độc lực của nó. Đề tài nghiên cứu về tỷ lệ cagPAI, oipA, dupA ở bệnh nhân loét tá tràng tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp 43 bệnh nhân loét tá tràng được chẩn đoán xác định trên nội soi và mô bệnh học. CagPAI, oipA, dupA được thực hiện bằng kỹ thuật PCR. Kết quả Tuổi hay gặp (31-59 tuổi) 60,5%. Tỷ lệ nam/nữ 1,5. Các triệu chứng hay gặp trong loét tá tràng gồm Đau thượng vị, ợ hơi và ợ chua. Số bệnh nhân có 01 ổ loét 88,4%. Tỷ lệ cagPAI, oipA, dupA dương tính ở bệnh nhân loét tá tràng chiếm tỷ lệ tương ứng 62,8%, 9,3%, 65,1%. Số bệnh nhân có 2 gen kết hợp (cagPAI + dupA) là 19/34 (55,9%).Kết luận Gen oipA của H. pylori là yếu tố nguy cơ cao gây loét tá tràng tại Việt Nam. Cần nghiên cứu trên số lượng nhiều hơn
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH