Nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) giúp đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cũng như nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong điều kiện khí hậu thay đổi. Bài báo này đánh giá kinh tế việc áp dụng các thực hành CSA đối với cây hồng không hạt ở xã Na Khê, một cộng đồng miền núi nghèo ở tỉnh Hà Giang, từ năm 2017. Phân tích chi phí-lợi ích (CBA) trong trường hợp này phải tính đến toàn bộ tiềm năng của sự can thiệp của tư nhân và nhà nước, các lợi ích xã hội và môi trường và/hoặc chi phí của các hoạt động CSA. Phương pháp nghiên cứu là phân tích và tính toán dựa vào số liệu thực tế của dự án trong hai năm thử nghiệm 2016-2017. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ như sau phân tích tài chính chỉ 7,4%, kinh tế 12,4% xã hội 14% và môi trường 16,6%. Qua đó thấy rất rõ, dự án CSA không chỉ nên phân tích về mặt kinh tế và tài chính, mà cần phải được xem xét rộng theo các khía cạnh xã hội và môi trường nhằm ưu tiên phát triển các dự án CSA và đưa nền nông nghiệp truyền thống theo hướng phát triển bền vững.