OSCE (Objective structured clinical examination) là phương pháp lượng giá năng lực lâm sàng có cấu trúc khách quan, thường được sử dụng trong ngành sức khỏe. Sinh viên phải trải qua nhiều trạm thi, mỗi trạm đánh giá một hoặc hai năng lực. Tháng 5 năm 2021, do sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã ra lệnh tạm đóng cửa các trường học và các kỳ thi trực tiếp bị hủy bỏ. Bộ môn Điều dưỡng đã tổ chức thi OSCE trực tuyến thay cho thi OSCE trực tiếp như thông thường. Bài viết này nhằm chia sẻ cách thức tổ chức thi OSCE trực tuyến và so sánh kết quả thi giữa OSCE trực tuyến với OSCE trực tiếp. Phương pháp Thi OSCE trực tuyến tổ chức cho 119 sinh viên điều dưỡng năm 3 với hai phòng thi, mỗi phòng thi có 4 trạm (7 phút/trạm) một trạm thi viết chung cả lớp về xử lý tình huống lâm sàng, dùng phần mềm MS Forms
mạch thi 3 trạm dùng phần mềm MS. Teams để đánh giá các kỹ năng lâm sàng như chẩn đoán điều dưỡng, hỏi bệnh và biện luận lâm sàng, giao tiếp-giáo dục sức khỏe. Kết quả Điểm trung bình thi OSCE trực tuyến của mỗi học phần đạt điểm C và B (Điểm 6,3 đến 7,7). Hai trạm thi viết có 14 (11,8%) và 32 (26,9%) sinh viên đạt điểm F (<
4 điểm). Kết quả điểm trung bình thi OSCE trực tiếp (học kỳ 5, với điểm trung bình = 6,85) và OSCE trực tuyến (học kỳ 6, với điểm trung bình = 6,91) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Kết luận/bài học kinh nghiệm Thi OSCE trực tuyến là khả thi, có thể đánh giá gần như đầy đủ các học phần thực hành. Sinh viên nhận thấy nội dung thi phù hợp với mục tiêu học tập. Một số hạn chế của kỳ thi này là không đánh giá được kỹ năng thực hiện các thủ thuật chăm sóc, đường truyền internet đôi lúc không ổn định, trạm thi qua phần mềm MS. Form dài, hình ảnh nhỏ, mờ. Các phương án khắc phục bao gồm điều chỉnh đề thi, thiết kế thêm đồng hồ đếm thời gian làm bài ở mỗi trạm, sinh viên không nộp được bài hoặc không vào được kênh Teams do đường truyền gặp sự cố sẽ được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.