Đánh giá tình trạng SIBO và mối quan với triệu chứng lâm sàng, chất lượng cuộc sống (CLCS) ởbệnh nhân IBS thể tiêu chảy (IBS with predominant diarrhea - IBS-D) bằng HBT. Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 30 bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán IBS-D theo tiêu chuẩn ROME IV và được chẩn đoán SIBO bằng HBT từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2023 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Kết quả Tỷ lệ SIBO ở bệnh nhân IBD-D là 70%. Nhóm có SIBO có nồng độ khí hydro nền, nồng độ khí hydro trung bình ở phút thứ 15, 30, 45 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có SIBO (<
0,05). Không có sự khác biệt về tuổi, giới, BMI, tần suất đi ngoài phân lỏng, mức độ nặng IBS giữa 2 nhóm (p>
0,05). Nhóm có SIBO có mức độ chướng bụng nhiều hơn và CLCS kém hơn nhóm không có SIBO, khác biệt có nghĩa thống kê (<
0,05). Kết luận SIBO khá phổ biến ở bệnh nhân IBS-D với tỷ lệ 70%. Nhóm có SIBO có mức độ chướng bụng nhiều hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn nhóm không có SIBO.