Đặc điểm sinh học và hình thái ong đá (Apis Laboriosa) ở miền núi phía Bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Hảo Đào, Văn Lưu Nguyễn, Đức Lâm Nguyễn, Công Thiếu Phạm, Ngọc Hiệu Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 39 - 43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436053

 Ở Việt Nam ong đá (Apis laboriosa) mới chỉ phát hiện sự phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, ong thợ to dài có mầu đen và có sọc mầu trắng ở lưng, chúng làm tổ ở vách núi đá hoặc trên cành cây to cách mặt đất từ vài chục đến vài trăm mét và di cư theo mùa vụ. Do làm tổ ở những nơi địa hình hiểm trở nên ong đá ít được nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực nhằm xác định một số đặc điểm sinh học và hình thái của ong đá. Kết quả cho thấy ong đá thường về làm tổ từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm và xây một bánh tổ với kích thước dao động 0,8x0,6-1,6x1,5m. Tổ ong đá bao gồm một bánh tổ duy nhất xây theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất, hang lớn có đến 32 tổ ong đá và cách nhau 0,5-5,0m. Kích thước lỗ tổ ong thọe ong đá 5,9-5,92mm, lớn nhất trong loài ong mật. Chiều dài cánh trước 13,25-13,44mm
  chiều rộng cánh trước 4,48-4,52mm
  chiều dài cánh sau 9-9,28mm
  chiều rộng cánh sau 2,46-2,53mm
  chỉ số cubital A/B 9,76-9,84mm
  chiều dài đốt bàn 2,54-2,57mm
  rồng đốt bàn 0,44-0,45mm
  chiều ngang tấm lưng 3 11,12-11,21mm
  chiều dọc tấm lưng 3 3,00-3,13mm
  chiều ngang tấm bụng 3 5,96-6,08mm
  chiều dọc tấm bụng 3 3,94-4,11mm
  chiều dài đốt roi đầu 3,1-3,16mm
  chiều ngang gương sáp 2,78-2,81mm
  chiều dọc gương sáp 1,49-1,51mm
  chiều dài vòi 5,38-5,94mm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH